Vừa qua,ườimắchenvàphổitắcnghẽnmãntínhdễsuyhôhấpkhimắccúbetween bệnh nhân NTT (62 tuổi, ngụ Q.Long Biên, Hà Nội) bị lây nhiễm cúm A từ người cháu với triệu chứng sổ mũi, nhức đầu. Ông T có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cao huyết áp và thể trạng thừa cân. Tình trạng ông T nhanh chóng trở nặng khi sốt li bì trên 39 độ, ho nhiều, khó thở. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc cúm A, do có bệnh mãn tính và đề kháng yếu nên bệnh diễn tiến nhanh dẫn đến biến chứng suy hô hấp, phải hỗ trợ hô hấp, điều trị tích cực.
Một bệnh nhân khác là chị Thu Minh (45 tuổi, ngụ Q.Đống Đa, Hà Nội), nhập viện để điều trị tình trạng bội nhiễm cúm B gây viêm phế quản, viêm phổi. Chị cho hay mình vốn có bệnh lý viêm xoang, hen suyễn từ nhỏ. "Khi mắc cúm, tôi nghĩ cũng bình thường thôi nhưng không ngờ sốt cao, ho khan dữ dội phải nhập viện điều trị", chị Minh chia sẻ.
PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Nội Hô hấp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết người có bệnh COPD thường lớn tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu, cùng với bản chất đường thở bị thu hẹp và co thắt, nếu nhiễm thêm cúm sẽ làm nặng hơn tình trạng viêm, kích hoạt hệ miễn dịch tại đường hô hấp. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện những biểu hiện khó thở, tím tái, lơ mơ, thậm chí suy hô hấp…
Đối với nhóm bệnh hen suyễn, cúm là nguyên nhân khởi phát đợt cấp, khiến cơn hen diễn tiến nặng hơn, gây bội nhiễm dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp. Khi mắc cúm, đường hô hấp bị viêm nhiễm tiết ra nhiều chất nhầy gây cản trở không khí vào phổi, kích hoạt cơn co thắt phế quản, thắt chặt các đường dẫn khí, gây tình trạng khó thở, tăng nguy cơ nhập viện, phải thở máy.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 251 triệu ca mắc COPD trong năm 2016, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm).
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2020, có khoảng 4,2% người trên 40 tuổi mắc COPD và có xu hướng ngày càng tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường.
COPD cũng được xác định là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Theo Báo cáo thực trạng bệnh tật và chăm sóc sức khỏe năm 2016, COPD là nguyên nhân gây tử vong thứ năm tại Việt Nam, với tỷ lệ tử vong là 5,5% trong số tổng số các ca tử vong.
Bệnh nhân COPD nhiễm cúm mùa có nguy cơ nhập viện và mắc các biến chứng như viêm phổi cấp tính, suy hô hấp, tràn dịch phổi và đột quỵ tim mạch dẫn đến tử vong cao hơn so với người bình thường.
BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết trong 50% những đợt khởi phát đợt bệnh cấp tính hen và COPD do vi rút thì có đến 25-28% nguyên nhân do vi rút cúm. Và 1/4 các trường hợp COPD nhập viện là do cúm mùa. Đặc biệt, bệnh nhân COPD khi nhập viện có tiến triển thành suy hô hấp, thở máy thì tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong trung bình do cúm mùa là 0,5-1%, nhưng ở người có bệnh hô hấp như COPD thì tỷ lệ này tăng lên gấp 2-5 lần. Đặc biệt, nếu có nhiều bệnh đi kèm như vừa mắc bệnh tim vừa có bệnh phổi thì tỷ lệ tử vong có thể gấp 20-40 lần so với người khỏe mạnh.
Vắc xin cúm an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ của vắc xin lên đến 70-90%. Ở những người già, vắc xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Việc sử dụng vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ tử vong ở tuổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm…
Bệnh nhân mắc hen và COPD cần theo dõi điều trị, kiểm soát bệnh nền, không tự ý bỏ điều trị. Trong sinh hoạt hằng ngày, nên tránh tiếp xúc gần với những người nghi mắc cúm, sinh hoạt trong môi trường thông thoáng và sạch sẽ, có lối sống lành mạnh như tránh thuốc lá, hạn chế rượu bia...
Tiêm ngừa cúm cho người bệnh hô hấp mãn tính là một trong khuyến cáo quan trọng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế, GOLD 2019 (Hiệp hội Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 2019) và GINA 2019 (Sáng kiến toàn cầu về hen).
Trong đó, vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới tiểu đơn vị là lựa chọn an toàn cho người có bệnh lý hô hấp, kể cả phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú mà không ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ sơ sinh.
Đây là vắc xin vi rút cúm bất hoạt, các thành phần kháng nguyên sẽ được điều chỉnh dựa trên các khuyến cáo của WHO để phù hợp với các chủng vi rút cúm biến đổi mỗi năm và có thể tiêm đồng thời với các loại vắc xin khác mà không gây tương tác.