Vạn sự khởi đầu nan
Khi đang là sinh viên năm 4 Trường ĐH Vinh,àngtraithuhiệuquảkinhtếcaotừvườndưalướicôngnghệsex trung quốc anh Bắc đã tạm rời xa giảng đường để tham gia chương trình tu nghiệp sinh tại Israel. Anh Bắc kể, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của con người nơi đây khiến anh không khỏi thán phục. Từ đó, anh nhen nhóm ý định khởi sự kinh doanh nông sản sạch ngay trên mảnh đất quê nhà.
Nghĩ vậy, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Bắc đã ứng tuyển vị trí kỹ thuật viên tại một trang trại sản xuất nông nghiệp sạch ở H.Yên Khánh, Ninh Bình, để tích lũy kiến thức trồng trọt. Nhận thấy kinh nghiệm đã chín muồi sau gần 2 năm làm việc, tháng 6.2018, anh quyết định xin nghỉ và tự thân sáng lập Công ty cổ phần thương mại Hoàng Vân Hi-Tech Agri.
Lúc bấy giờ, anh ký hợp đồng liên kết sản xuất với Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) và bắt tay vào xây dựng vườn dưa trên khu nhà lưới rộng 1.000 m² trong khuôn viên của trung tâm với số vốn khởi nghiệp khoảng 100 triệu đồng. Đây là khoản tiền anh đã tích góp nhiều năm cộng thêm việc vay mượn từ người thân, bạn bè.
Nói về lý do chọn gieo trồng dưa lưới, anh Bắc cho hay: "Ban đầu, mục tiêu của tôi là trồng cà chua. Tuy nhiên, tôi nhận thấy khí hậu miền Trung vào mùa hè rất khắc nghiệt và cà chua sẽ khó thụ phấn ở nhiệt độ trên 35 độ C. Sau khi tìm hiểu, tôi quyết định chọn dưa lưới và nhập khẩu giống từ Israel, Hà Lan để gieo trồng".
Với phương châm khởi nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, anh Bắc đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, bộ đèn LED chiếu sáng, quạt thông gió và thiết lập điều khiển máy bơm nước từ xa bằng điện thoại. Giàn dưa lưới được anh treo dây cáp cố định và trồng trong giá thể xơ dừa để ngăn chặn côn trùng, sâu bệnh.
Khi nhận thấy vườn dưa lưới cho trái xanh tốt ngay trong vụ mùa đầu tiên, anh Bắc đã nghĩ mọi chuyện sẽ "thuận buồm xuôi gió". Tuy nhiên, khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến ngày thu hoạch, dàn cáp đã bị đứt do trọng lượng trái dưa lưới quá nặng. Hậu quả, vườn của anh Bắc đã thất thoát khoảng 1,5 tấn dưa lưới. "Thời điểm đó, tôi không khỏi tuyệt vọng khi một nửa khu vườn của mình bị thiệt hại nặng nề. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để tôi xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn cho mùa sau", anh Bắc chia sẻ.
Từng bước vươn xa
Sau cú "ngã ngựa" lần đầu, anh Bắc đã gia cố hệ thống cáp treo cũng như điều chỉnh trọng lượng của trái dưa lưới. Quá trình từ lúc xuống giống cho đến khi thu hoạch kéo dài 75 ngày cũng được anh thực hiện nghiêm ngặt hơn. Theo đó, thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, anh cải tạo đất theo hướng vi sinh nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh và tăng sức đề kháng cho cây trồng. Luống dưa lưới được anh bố trí theo hướng Đông - Tây để nhận nhiều ánh sáng trong ngày.
Bên cạnh đó, khi vườn vào giai đoạn trĩu quả, anh chỉ để lại mỗi cây 1 trái và tỉa nhánh, hãm ngọn để tạo độ thông thoáng cho hàng dưa lưới của mình. Do dưa lưới có thời gian sinh trưởng ngắn, anh Bắc có thể trồng 3 vụ trong năm.
"Mỗi trái dưa lưới của tôi nặng khoảng 1,5 kg và được bán ra thị trường với giá lẻ từ 50.000 - 55.000 đồng/kg và giá sỉ khoảng 30.000 đồng/kg. Ngoài ra, tôi còn chế biến một số sản phẩm từ dưa lưới như rượu dưa lưới, dưa lưới sấy khô, dưa lưới muối", anh nói. Để ổn định đầu ra, anh còn đẩy mạnh kênh phân phối tại các cửa hàng thực phẩm sạch ở phía bắc.
Năm 2021, anh bàn giao lại trang trại cho trung tâm nói trên. Từ đây, anh kinh doanh độc lập trong khu nhà màng rộng 3.000 m² ở Nghệ An và mở rộng thêm điểm tham quan du lịch nông nghiệp tại Hải Phòng. Theo đó, du khách có thể trải nghiệm thu hái, thưởng thức dưa lưới và lưu trú trong khuôn viên trang trại có diện tích 3 ha của anh.
Hiện anh Bắc bán dưa lưới ra thị trường với sản lượng trung bình 50 tấn/năm. Anh cũng cho biết vì dưa lưới cho năng suất kém vào mùa lạnh, anh còn trồng thêm dưa chuột, dâu tây để tạo hiệu quả kinh tế cao cũng như đa dạng hóa sản phẩm.
Đặc biệt, anh cũng là người tích cực làm thiện nguyện. Cuối tháng 8.2021, anh và đội ngũ nhân sự tại công ty đã gửi tặng 15 thùng dưa lưới cho các bếp ăn tại 2 bệnh viện dã chiến thuộc TX.Cửa Lò, Nghệ An, và khu cách ly ở xã Nghi Long, H.Nghi Lộc, Nghệ An.
Từng đồng hành với anh Bắc trong một dự án mang bồn nước về bản ở Hà Giang vào năm 2020, anh Đoàn Văn Duy (33 tuổi, sống tại Hải Phòng) chia sẻ: "Sản phẩm của Bắc được làm ra theo tiêu chuẩn VietGAP nên rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhìn cách Bắc đầu tư thời gian, công sức vào dưa lưới, tôi càng thêm khâm phục tấm lòng của những người nông dân thực thụ. Và ở riêng Bắc, tôi cũng trân trọng tinh thần hết mình vì cộng đồng của anh".