Chiều 29.12,ôngnghiệpxuấtsiêukỷlụctỉUSDtăngtrưởngcaonhấttrongnădow jones futures tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã tổ chức họp báo công bố thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu nông lâm sản toàn ngành nông nghiệp trong năm 2023.
Bộ NN-PTNT cho biết, 2023 là năm đặc biệt khó khăn về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, tuy nhiên xuất khẩu gạo, trái cây có nhiều khởi sắc. Đến hết năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,01 tỉ USD và có giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục với 12,07 tỉ USD, tăng 43,7% so với năm 2022 và chiếm 42,5% so với xuất siêu cả nước.
Theo đó, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp ước đạt 3,83 tỉ USD, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây.
Cũng theo Bộ NN-PTNT, năm 2023 ngành nông nghiệp có 6 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỉ USD, gồm: rau quả đạt 5,69 tỉ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỉ USD, tăng 38,4%; hạt điều 3,63 tỉ USD, tăng 17,6%; cà phê 4,18 tỉ USD, tăng 3,1%; tôm 3,38 tỉ USD, giảm 21,7%; gỗ và sản phẩm gỗ 13,37 tỉ USD, giảm 16,5%.
Khẳng định vị thế trụ đỡ của nền kinh tế
Chia sẻ tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thành công trong xuất khẩu nông lâm thủy sản và có mức tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế.
Có sản lượng lúa đạt 43,4 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2022; sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,6 triệu tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn, tăng 2,9%. Theo đó, ngành nông nghiệp bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, 2023 cũng là năm ghi nhận có nhiều mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao như gạo, cà phê lần đầu tiên vượt 4 tỉ USD, sầu riêng hơn 2 tỉ USD.
"Khi Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất nhập khẩu sầu riêng thì chúng tôi dự báo giá trị của trái cây này chỉ đạt hơn 1 tỉ USD nhưng hết năm nay đã vượt hơn 2 tỉ USD. Trong năm tới, nếu Trung Quốc đồng ý nhập khẩu sầu riêng đông lạnh thì giá trị xuất khẩu của trái sầu riêng sẽ còn tăng rất mạnh", ông Tiến nói.
Thông tin tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT), cho biết các cơ quan chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất việc đàm phán kỹ thuật để đi đến ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc.
"Trung Quốc đang lấy ý kiến thống nhất từ các cơ quan trong nước về việc nhập khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi từ Việt Nam, sau đó sẽ đi đến ký kết các nghị định thư với Việt Nam", ông Hiếu nói.
Cũng theo ông Hiếu, ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp đặc biệt kỳ vọng sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu vào Trung Quốc, vì giá trị xuất khẩu sầu riêng đông lạnh gấp nhiều lần so với sầu riêng tươi. Bên cạnh đó, đây là sản phẩm chế biến, không lo lắng về thời gian bảo quản, không phải kiểm dịch thực vật phức tạp, tốn kém so với xuất khẩu sầu riêng tươi...