Xổ Số Miền Bắc Thứ Ba Hàng Tuần

Cố gắng thưởng cho mỗi lao động một tháng lương là mục tiêu mà ông Đoàn Sỹ Lợi, Giám đốc điều hành C chạy về khóc với anh

【chạy về khóc với anh】Doanh nghiệp khó khăn vẫn thưởng Tết cho công nhân

Cố gắng thưởng cho mỗi lao động một tháng lương là mục tiêu mà ông Đoàn Sỹ Lợi,ệpkhókhănvẫnthưởngTếtchocôngnhâchạy về khóc với anh Giám đốc điều hành Công ty TNHH Chang Shuen, chuyên sản xuất giày da, ở Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp, Bình Dương, đặt ra cho Tết năm nay.

"Chắc chắn phải thưởng dù vay mượn, để đảm bảo mỗi công nhân thêm một tháng lương", ông Lợi nói. Từ giữa năm ngoái, đơn hàng đi châu Âu giảm mạnh, hoạt động sản xuất công ty khó khăn. Để xoay chuyển, lãnh đạo doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường Mỹ, chấp nhận những mẫu sản phẩm có đơn giá thấp.

Công nhân Công ty TNHH Chang Shuen trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương

Công nhân Công ty TNHH Chang Shuen trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương

Tuy nhiên xoay đủ cách nhưng nhà máy vẫn hụt 30% so với công suất hoạt động. Theo ông Lợi, từ nay đến Tết, công ty vẫn có việc do có đơn hàng mùa đông nhưng năm tới khó đoán định. Nhu cầu mua sắm giảm, hàng tồn vẫn nhiều nên khách hàng ra đơn cầm chừng, nhà máy chỉ đủ việc duy trì hoạt động.

"Giờ buông là mất hết nên phải cố gắng, trong đó một việc quan trọng là động viên, giữ được lao động", lãnh đạo Chang Shuen nói. Theo ông, công nhân làm cả năm, Tết đến trông chờ vào khoản tiền tăng thêm để sắm đồ mới cho con, về quê. Chính vì suy nghĩ đó nên nhiều năm qua, công ty đều dành một khoản để thưởng Tết cho toàn bộ lao động.

"Năm nay cũng sẽ không ngoại lệ", ông Lợi nói. Hiện ban lãnh đạo công ty cố gắng thu xếp nguồn thưởng Tết để giữ chân lao động, chờ phục hồi. Với mức thưởng dự kiến một tháng lương cơ bản, công ty sẽ chi khoảng 7 tỷ đồng để thưởng cho 900 lao động.

Tương tự, dù đơn hàng mới phục hồi từ tháng 10 nhưng Tập đoàn PPJ Group (TP Thủ Đức) xác định sẽ dành kinh phí thưởng Tết cho nhân viên. "Thưởng để cảm ơn công nhân đã gắn bó và cũng là cách giữ chân họ ở lại", bà Nguyễn Thị Liên, Phó tổng giám đốc PPJ Group, nói.

Do khó khăn chung của ngành may, 9 tháng đầu năm, đơn hàng của PPJ sụt giảm. Ban giám đốc phải sắp xếp lại sản xuất đảm bảo công nhân có thu nhập cơ bản. Từ tháng 10, tập đoàn mới bắt đầu nhận được đơn hàng phục vụ mùa hè, kéo dài đến hết tháng 2, giúp tình hình sản xuất cuối năm chuyển biến tốt.

"Chắc chắn sẽ có thưởng cho công nhân", bà Liên nói. Tuy nhiên, mức thưởng cụ thể phải chờ đến giữa tháng 1/2024, khi doanh nghiệp đánh giá tại tình hình tài chính. Hiện, PPJ Group sử dụng hơn 17.000 lao động, có 30 nhà máy ở nhiều tỉnh, thành. Tùy thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, lao động sẽ có mức thưởng phù hợp. Năm ngoái, dù 6 tháng cuối năm sản xuất khó khăn, công ty vẫn thưởng bình quân một tháng lương và các khoản tăng thêm.

Công nhân PPJ làm việc tại nhà máy ở TP HCM trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương

Công nhân PPJ làm việc tại nhà máy ở TP HCM trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương

Thưởng Tết năm nay cao hay thấp còn tùy thuộc vào ngành, thị trường xuất khẩu là nhận định của ông Trần Ngọc Vân, Phó chủ tịch công đoàn các khu công nghiệp Bình Dương. Theo ông, cùng là ngành may nhưng nếu doanh nghiệp xuất khẩu đi châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nhiều và mức thưởng cũng thấp hơn. Nhiều nhà máy bắt đầu có đơn hàng cuối năm nên chờ đối tác thanh toán mới cân đối được nguồn tiền, đến tháng 1/2024 mới công bố.

Bên cạnh đó, công đoàn cũng ghi nhận một số nhà máy duy trì được hoạt động, tăng ca nên mức thưởng tương đương năm trước. Khó khăn nhất là ngành gỗ, bị sụt giảm đơn hàng từ giữa năm ngoái và chưa có dấu hiệu phục hồi. Các công ty này hiện chưa có phương án thưởng Tết.

Đại diện Công đoàn các khu công nghiệp Bình Dương cho rằng khi khó khăn, thu nhập giảm, người lao động càng trông chờ vào thưởng Tết. Cả năm qua, khi các nhà máy hụt đơn hàng, thiếu việc nên rất nhiều công nhân về quê. Những người ở lại đang cố gắng bám trụ, thưởng Tết tiếp thêm động lực cho họ.

"Hiểu mong mỏi của lao động nên dù khó khăn hơn năm ngoái nhiều chủ doanh nghiệp vẫn cam kết sẽ chăm lo, hỗ trợ cho lao động", ông Vân nói. Hiện, đã có 40 doanh nghiệp - chiếm 10% trong tổng số công ty trong khu, báo cáo thưởng Tết, mức thưởng bình quân một tháng lương.

Bà Vũ Thế Vân, Chủ tịch công đoàn Các khu chế xuất – công nghiệp TP HCM (Hepza), cho biết qua nắm thông tin ban đầu tình hình chung của các doanh nghiệp khá khó khăn. Nhiều công ty hụt đơn hàng, công nhân phải giảm giờ làm.

"Tình hình khá ảm đảm. Mức thưởng tốt nhất công đoàn kỳ vọng là bình quân một tháng lương cho công nhân", bà Vân nói. Công đoàn Hepza cũng lên phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp quá khó khăn, không có thưởng cho lao động bằng các hình thức như tặng quà, vé tàu xe, tiền mặt, hỗ trợ mua hàng giảm giá...

Công nhân Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, tan ca, tháng 11/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Công nhân Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, tan ca, tháng 11/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM, cho biết trong tháng 12 và đầu năm sau, ngành lao động tập trung theo dõi, giám sát trả lương, thưởng Tết, các khoản hỗ trợ cho người lao động. Với nhóm mất việc, khó khăn, đơn vị phối hợp tổ chức công đoàn chăm lo cho khoảng 139.000 trường hợp, tổng kinh phí 71 tỷ đồng. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ thành phố và các quận, huyện có kế hoạch về chăm lo người lao động, diện chính sách dịp Tết.

Mới đây Tổng liên đoàn lao động Việt Nam giao công đoàn cơ sở chủ động cùng chủ doanh nghiệp công khai kế hoạch trả lương, thưởng Tết Nguyên đán trước kỳ nghỉ 20 ngày. Tết năm nay kéo dài từ 29 tháng Chạp Quý Mão đến hết mùng 5 tháng Giêng Giáp Thìn (ngày 8/2-14/2/2024). Công đoàn đã kiến nghị doanh nghiệp công khai kế hoạch thưởng Tết chậm nhất trước 19/1/2024.

Lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng luật không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng Tết, song khoản này thể hiện trách nhiệm xã hội của chủ nhà máy. Đặc biệt khi khó khăn, người lao động càng mong ngóng thưởng Tết, việc công bố sớm sẽ giúp họ an tâm.

Lê Tuyết

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap