TheàncảnhngànhgametrongnămSathảivàthâutóghana vs portugalo Engadget, hiện đã bước vào những ngày cuối cùng của năm 2023, đánh dấu sự khép lại của một năm đầy sóng gió cho ngành game, với hàng loạt những động thái thâu tóm, sa thải và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công đoàn.
Thâu tóm: Trò chơi vương quyền
Sự kiện thâu tóm lớn nhất phải kể đến thỏa thuận sáp nhập trị giá 69 tỉ USD giữa Microsoft và Activision Blizzard, đưa Microsoft trở thành doanh nghiệp game lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Sony và Tencent. Giờ đây, gã khổng lồ Redmond đang sở hữu gần 40 studio phát triển trò chơi, với những cái tên tiêu biểu như Arkane, Mojang, Ninja Theory và Turn 10.
Về phía Sony, công ty Nhật Bản có phần kín kẽ hơn nhưng cũng sở hữu đến 21 studio, bao gồm Bungie, Insomniac, Naughty Dog và Sucker Punch Productions. Trong 3 năm qua, Sony đã liên tục đẩy mạnh việc mua lại các công ty nhỏ hơn và đầu tư mạnh vào Epic Games, FromSoftware...
Nhưng ‘ông trùm cuối’ vẫn là Tencent, với hàng nghìn ‘vòi bạch tuộc’ bao phủ khắp ngành công nghiệp trò chơi. Công ty Trung Quốc hiện nắm giữ cổ phần của các công ty lớn như Bloober Team, Paradox Interactive, PlatinumGames, Remedy, Roblox, Ubisoft... thậm chí nắm toàn quyền Riot Games, Funcom và nhiều hãng khác. Có thể nói rằng, cứ một người chơi trải nghiệm sản phẩm phát triển bằng Unreal Engine, Tencent đều thu về lợi nhuận.
Sa thải: Mặt tối của đồng tiền
Mặt trái của việc thâu tóm là làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt trong ngành. Ước tính có đến 9.000 người đã mất việc trong năm 2023, so với chỉ 1.000 người vào năm 2022. Trong đó, Embracer Group sa thải hơn 900 người và đóng cửa nhiều studio, Unity cũng chấm dứt lao động với 900 nhân sự. Ngoài ra, Epic Games sa thải 830 người, EA hơn 1.000 người, cả CD Projekt RED, Sega, Ubisoft, Microsoft cũng đều có động thái cắt giảm nhân sự trong năm.
Đây cũng được coi là một hồi chuông cảnh báo cho ngành công nghiệp trò chơi. Khi càng thâu tóm, sẽ càng có ít studio độc lập, từ đó sự phụ thuộc càng lớn và nguy cơ đào thải nhân viên càng cao. Có thể thấy, ngành game đang thu hẹp và trở nên thiếu màu sắc hơn trong năm 2023. Và đặt câu hỏi lớn trong vòng 5 năm nữa, liệu các studio đã bị thâu tóm sẽ ra sao?
Công đoàn: Tia hy vọng giữa cơn bão
Trong bức tranh ảm đạm, đã có tia hy vọng le lói từ sự trỗi dậy của các công đoàn game. Từ studio nhỏ các ‘ông lớn’ AAA, ngày càng nhiều nhà phát triển tìm thấy chỗ dựa nơi các công đoàn, đấu tranh cho môi trường làm việc lành mạnh và mức lương xứng đáng. Microsoft hiện sở hữu công đoàn game lớn nhất với hơn 300 nhân viên kiểm tra chất lượng tại ZeniMax Media.
Avalanche Studios, Anemone Hug, CD Projekt RED, Experis Game Solutions, Keywords Studios, Sega of America, Tender Claws và Workinman Interactive cũng là những cái tên đáng ghi nhận. Đây là điều đáng mừng và cần được nhân rộng để đảm bảo sự ổn định của ngành game.
Năm 2023 khép lại, mở ra một tương lai đầy lo ngại nhưng cũng không kém hy vọng. Liệu năm 2024 sẽ ra sao? Việc thâu tóm sẽ tiếp tục bành trướng? Hay công đoàn sẽ là lá chắn bảo vệ những người làm game? Hãy cùng để thời gian trả lời.