Các chuyên gia đưa ra những giải pháp giúp các trường đại học (ĐH) nâng cao chất lượng bền vững.
MỜI GIẢNG VIÊN GIỎI,ếphạngđạihọcYếutốnàogiúptrườngpháttriểnbềnvữviva88 CÓ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc), chỉ số nào trong xếp hạng ĐH cũng có thể bị lạm dụng, nhưng khi số lượng bài báo khoa học được công bố được xem là một tiêu chuẩn quan trọng cho xếp hạng, thì số lượng bài báo khoa học là dễ bị tác động nhất.
"Một số trường ĐH lạm dụng quy ước về địa chỉ công tác và địa chỉ nghiên cứu để nâng số bài báo cho mình. Có trường bên Ả Rập Xê Út không làm nghiên cứu nhiều nhưng họ ký hợp đồng với các nhà khoa học nổi tiếng bên Mỹ để họ ghi địa chỉ nghiên cứu ở Ả Rập Xê Út, và thế là tăng số bài báo khoa học và nâng cao vị trí trong bảng xếp hạng. Đó là một sự lạm dụng mà chưa có cách để giải quyết", GS Tuấn nêu.
Đồng tình, GS-TS Lương Văn Hy, ĐH Toronto, Chủ tịch Hội đồng Đạo đức nghiên cứu Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng mua theo kiểu "tiền trao cháo múc" để tăng hạng trong các bảng sắp hạng quốc tế là không trung thực với cộng đồng học thuật và với công chúng, vi phạm liêm chính học thuật, không giúp gì cho sự phát triển thực lực một cách bền vững. Nếu không chấn chỉnh, thì hiện tượng mua bài tràn lan cùng với nhiều cách vi phạm liêm chính học thuật khác có thể được ví như căn bệnh ung thư đang lây lan khắp cơ thể, rất nguy hiểm cho hệ thống học thuật và giáo dục ĐH.
Theo GS-TS Hy, nếu một trường ĐH ở VN thay vì dùng tiền mua bài thì nên mời những giảng viên giỏi, có năng lực nghiên cứu về làm việc, chuyển từ mua bài tràn lan sang tập trung phát triển thực lực lâu dài và bền vững thì đây sẽ là một thay đổi rất tích cực.
Các trường ĐH Việt Nam trong các bảng xếp hạng
CHỤP MÀN HÌNH
ĐẦU TƯ VÀO ĐỘI NGŨ, CƠ SỞ VẬT CHẤT
PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho hay khi tham gia bảng xếp hạng, trường không quan tâm nhiều đến thứ bậc mà quan tâm đến vấn đề mình thiếu gì để bổ sung, hoàn thiện. Các bộ tiêu chí, số liệu mà các tổ chức xếp hạng đưa ra, nếu các trường ĐH VN dần hoàn thiện thì chất lượng sẽ ngày càng tiệm cận với thế giới.
Tuy nhiên theo ông Hoàn, trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục của một trường ĐH, thì con người là yếu tố quan trọng nhất. Phải dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và dám chịu trách nhiệm. "Phải đầu tư vào đội ngũ nhà giáo bằng cách tạo môi trường làm việc, cơ chế chính sách tốt nhất, quan tâm đời sống, nâng cao thu nhập để các thầy cô toàn tâm toàn ý với trường. Thứ hai là đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Cuối cùng là phải nêu gương trách nhiệm của người đứng đầu", ông Hoàn nêu vấn đề.
Trong khi đó, theo GS-TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, yếu tố xây dựng chất lượng vẫn không nằm ngoài việc phải có một chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, chuẩn đầu ra thật tốt. Đối với chuẩn đầu ra, phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm tiệm cận với chuẩn quốc tế. Chất lượng đào tạo được đo lường bằng việc sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành với thu nhập cao, ổn định, phát triển được năng lực cá nhân và tiếp tục tự đào tạo để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội hiện đại ở VN và thế giới.
Nên tham gia xếp hạng nhưng đừng quan trọng thứ hạng
Xếp hạng ĐH là một sân chơi giúp các trường có khả năng đối sánh với các trường khác ở quốc tế, biết mình mạnh gì, yếu gì để cải tiến chất lượng, nâng cao vị thế. Chúng ta rất nên tham dự cuộc chơi này vì nó mang lại lợi ích cho tất cả, nhà trường, người học và xã hội.
Thứ hạng cao, thấp không quan trọng vì còn phụ thuộc mặt bằng của thế giới. Trong cuộc đua này, mình có thể chạy không nhanh do tốc độ của người khác nhanh hơn.
Đã là cuộc chơi thì có người đúng luật, có người vi phạm luật. VN hay trên thế giới cũng có trường dùng "tiểu xảo" để tăng thứ bậc.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính (Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM)
Nhiều tiêu chí xếp hạng thực tế hơn là số bài báo
Xếp hạng là việc cũng cần làm nhưng phải dựa trên những tiêu chí hợp lý và bảo đảm tính liêm chính. Vì thế nên có giải pháp xếp hạng theo một số tiêu chí mà phụ huynh, xã hội quan tâm và để dễ minh định hơn (nhiều trường ở Mỹ đang theo cách này). Các tiêu chí có thể là cơ sở vật chất, số lượng giảng viên, số lượng sinh viên vào học và tốt nghiệp có việc làm phù hợp, số lượng công trình ứng dụng và tổng giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Điều này thực tế hơn so với việc thống kê số lượng bài báo vì thật giả lẫn lộn rất khó kiểm soát.
GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm (Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM)