Tình hình chiến sự
Hôm 5.10,ếnsựngàyÔngPutinnóiNgamangsứmệnhtạorathếgiớimớfloslek Tổng thống Putin ước tính Ukraine tổn thất hơn 90.000 binh sĩ kể từ đầu chiến dịch phản công hồi tháng 6. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này Moscow cho rằng Kyiv đã mất đi 557 xe tăng và khoảng 1.900 xe bọc thép.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói với các sĩ quan cấp cao của quân đội Nga rằng các nỗ lực của Kyiv nhằm chọc thủng những tuyến phòng thủ Nga ở miền đông và miền nam nước này đã "thất bại".
Xem nhanh: Chiến dịch ngày 588, Ukraine nhận súng đạn Iran; ai tiến được nhiều hơn trong năm nay?
Cụ thể, ông đề cập đến các đoạn thuộc khu vực làng Verbovoye và làng Rabotino ở mặt trận Zaporizhzhia.
Bộ trưởng Nga cũng cho biết quân đội nước này "đẩy lùi mọi đợt tấn công theo hướng Soledar-Bakhmout" trên mặt trận phía đông thuộc Donetsk.
Trong khi đó, Ukraine khẳng định đạt được tiến triển trên các mặt trận, dù chậm. Đồng thời, Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Ukraine hôm 5.10 cho biết lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 24 trong số 29 máy bay không người lái (UAV) mà Nga dùng để đối phó Ukraine.
Không quân Ukraine cho hay số UAV bị bắn hạ là ở các tỉnh Odessa và Mykolaiv ở miền nam, cũng như ở tỉnh Kirohovrad thuộc miền trung.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov đã họp với các chỉ huy quân đội đang chiến đấu ở Ukraine.
Tuy nhiên, vẫn chưa chưa rõ cuộc gặp diễn ra ở đâu và nội dung là gì.
Phòng tuyến của Nga bị "uốn cong" nhưng chưa đổ vỡ?
Ông Putin tiết lộ sứ mệnh của Nga
Phát biểu tại sự kiện Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở thành phố Sochi của Nga bên bờ biển Đen, Tổng thống Putin cáo buộc "bức màn sắt" mới đang xuất hiện.
"Châu Âu đang dựng lên hàng rào cách biệt Nga, và tạo ra bức màn sắt mới", TASS dẫn lời ông Putin. "Chúng tôi không phải là bên đóng sập cánh cửa, mà đó là hành động của châu Âu", nhà lãnh đạo nói.
Hiện Moscow đối mặt sự cô lập chưa từng thấy từ phương Tây và đối mặt vô số lệnh cấm vận kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ông cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng Nga muốn mở rộng lãnh thổ thông qua cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo ông, Nga đã là quốc gia lớn nhất thế giới và vì thế chẳng có nhu cầu sáp nhập thêm lãnh thổ. Hiện Nga vẫn còn quá nhiều điều chưa làm trong việc phát triển Siberia và miền Viễn Đông.
Nga, Ukraine ‘giậm chân tại chỗ’ từ đầu năm đến nay?
"Đây không phải là một cuộc xung đột vì lãnh thổ, và cũng không nhằm mục đích thiết lập sự cân bằng mới về địa chính trị tại khu vực", theo Tổng thống Nga. Ông nói thêm rằng cái mà ông đề cập chính là sự thành lập những quy tắc của một trật tự thế giới mới.
"Chúng tôi có nhiệm vụ xây dựng trật tự thế giới mới", TASS dẫn lời nhà lãnh đạo, đồng thời cáo buộc phương Tây đang theo đuổi chủ nghĩa "bá quyền toàn cầu" và Nga muốn ngăn chặn điều này.
Nga thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân thế hệ mới
Tổng thống Putin cũng thông báo Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa chiến lược "chết chóc" mới, và không loại trừ khả năng thử vũ khí có liên quan vụ nổ hạt nhân đầu tiên trong hơn 3 thập niên.
Đây cũng đánh dấu lần đầu tiên chủ nhân Điện Kremlin xác nhận Moscow thử nghiệm thành công Burevestnik, dòng tên lửa hành trình được vận hành bằng hạt nhân và có khả năng lắp đầu đạn nguyên tử với tầm bắn nhiều ngàn km.
Nhà lãnh đạo cũng cập nhật Nga gần như hoàn tất việc chế tạo hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat, là một phần của những dòng vũ khí hạt nhân thế hệ mới.
Mô tả uy lực của thế hệ vũ khí mới, Tổng thống Putin cho hay, một khi Nga phát hiện bị tấn công, "một loạt các tên lửa, gồm hàng trăm quả, sẽ xuất hiện trong không khí, và không có đối thủ nào có cơ hội sống sót".
Nga giảm dùng trực thăng tấn công Ka-52 vì Ukraine tìm ra cách khắc chế?
Ông Putin khẳng định không ai tỉnh táo lại quyết định dùng vũ khí hạt nhân đối phó Nga. Nga đã không triển khai thử nghiệm một vụ nổ hạt nhân từ năm 1990, một năm trước Liên Xô tan rã.
Tuy nhiên, ông từ chối loại trừ khả năng có thể nối lại hoạt động thử nghiệm tương tự.
Nga hay Ukraine có thể đuối sức trước?
Nhà lãnh đạo Nga cũng cam đoan nền kinh tế nước này có thể ứng phó tình trạng chi tiêu quân sự chiếm tỷ trọng cao trong ngân sách quốc gia để phục vụ cho chiến dịch ở Ukraine.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh phương Tây đang lo ngại không đủ vũ khí, đạn dược để viện trợ kịp thời cho Ukraine, nhất là khi mùa đông đang đến gần.
Đặc biệt về phía Mỹ, Lầu Năm Góc cảnh báo rằng trong khi hiện nay vẫn đủ ngân sách để tiếp tục hỗ trợ Ukraine, nguồn tiền có thể hết nếu Hạ viện Mỹ không thể vượt qua cuộc khủng hoảng sau khi bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện.
Lầu Năm Góc cảnh báo cạn tiền thay thế vũ khí đã chuyển cho Ukraine
Hôm 5.10, tại Hội nghị Cộng đồng Chính trị châu Âu ở Granada (Tây Ban Nha), Cao ủy về chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell thừa nhận EU không có khả năng thay thế sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine.
Vì thế, ông hy vọng các nghị sĩ Mỹ có thể tìm ra biện pháp dàn xếp những bất đồng, cho phép nối lại viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho chính quyền Kyiv.