Xổ Số Miền Bắc Thứ Ba Hàng Tuần

Khi đăng ký vào đại học Mỹ, ứng viên không chỉ phải trả phí nộp hồ sơ mà còn phải trả tiền để gửi đi fa88

【fa88】6 cách tiết kiệm phí nộp hồ sơ đại học Mỹ

Khi đăng ký vào đại học Mỹ,áchtiếtkiệmphínộphồsơđạihọcMỹfa88 ứng viên không chỉ phải trả phí nộp hồ sơ mà còn phải trả tiền để gửi điểm SAT, IELTS, CSS profile... Do đó, nếu định nộp 12-15 trường, du học sinh có thể mất khoảng 1.000 USD (hơn 24 triệu đồng).

Dưới đây là một số cách để giảm bớt chi phí nộp đơn, theo anh Nguyễn Ngọc Khương, chuyên viên tư vấn độc lập ở thành phố Minneapolis, Mỹ:

1. Xin miễn phí nộp hồ sơ

Ứng viên vào Common App (ứng dụng để nộp đơn đến các đại học), chọn mục Profile rồi kéo xuống dưới Common App fee waiver và bấm Yes. Tiếp đó, bạn chọn "I can provide a supporting statement from a school official, college access counselor, financial aid officer, or community leader", cho biết rằng mình có thể cung cấp thư hỗ trợ từ những người có liên quan và ký tên để xin miễn phí nộp hồ sơ.

Người cố vấn cho bạn sau đó sẽ nhận được thông báo về việc này. Trên app của họ hiển thị một loạt lý do mà học sinh cần được miễn phí hồ sơ. Bạn có thể nhờ họ bấm vào lựa chọn cuối cùng: "Given my knowledge of this student's family circumstances and after reviewing the eligibility guidelines, I believe that providing the application fee would present a hardship". Làm điều này coi như học xác nhận rằng theo các hiểu biết của họ, việc đóng phí nộp đơn sẽ gây khó khăn cho bạn.

Tuy nhiên không phải trường nào cũng chấp nhận việc này, đặc biệt với những ứng viên có khả năng tài chính cao. Ví dụ, bạn khai trên giấy tờ rằng có thể chi 35.000 USD (trên 850 triệu đồng) một năm, các trường sẽ không tin đóng phí hồ sơ vài chục đôla có thể gây khó cho bạn.

Nếu bị từ chối, bạn phải đóng tiền càng nhanh càng tốt để hồ sơ được xét. Trường hợp hồ sơ quá lâu không được hoàn thiện, trường có thể chuyển bạn từ đợt nộp EA/ED (hạn nộp hồ sơ sớm) xuống RD (hạn nộp hồ sơ thường), hoặc tệ hơn là từ chối.

Do đó, việc xin miễn đóng phí hồ sơ chỉ nên dùng nếu khả năng chi trả của bạn dưới 20.000 USD (487 triệu đồng) một năm.

2. Nộp điểm SAT không chính thức

Nhiều đại học Mỹ cho phép thí sinh nộp điểm SAT không chính thức, tức là bạn có thể tự khai điểm trên Common App. Bạn cũng có thể lên website của College Board, đơn vị tổ chức kỳ thi để tải điểm xuống, rồi gửi thẳng cho ban tuyển sinh.

Cách làm này được coi là "không chính thức" bởi vì điểm SAT do thí sinh tự khai. Nếu đến thẳng từ College Board, điểm SAT đó được coi là chính thức, nhưng bạn phải trả 12 USD (gần 300.000 đồng). Còn cách nộp điểm không chính thức ở trên thì miễn phí.

Để biết trường có cho phép nộp điểm không chính thức hay không, ứng viên cần liên trang web của trường để xem. Ví dụ, College of Wooster, Texas Christian University, Kenyon College... cho phép nộp điểm SAT không chính thức. Nếu bạn đậu và muốn học ở đó, bạn phải nộp điểm chính thức trước khi nhập học.

Nếu thấy trường không nói gì về việc này, bạn hãy email ban tuyển sinh để hỏi.

3. Nộp điểm IELTS không chính thức

Tương tự SAT, một số ít trường cho phép nộp điểm IELTS (hoặc TOEFL) không chính thức như Case Western Reserve University, Vanderbilt University, Macalester College... Bạn có thể chụp màn hình, scan rồi gửi thẳng cho ban tuyển sinh, hoặc tải điểm lên cổng nộp hồ sơ của trường.

Ngược lại, nếu trường yêu cầu nộp điểm chính thức, bạn phải lên trang web của British Council hoặc IDP, đề nghị họ gửi điểm đến đại học bạn đang nộp đơn. Phí phải trả khoảng 1,3 triệu đồng.

Sinh viên Đại học Tufts, Mỹ. Ảnh: Tufts University fanpage

Sinh viên Đại học Tufts, Mỹ. Ảnh: Tufts University fanpage

4. Nộp ISFAA thay vì CSS Profile

Đa phần các trườnghỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế yêu cầu bạn phải nộp CSS Profile, một ứng dụng của College Board để điền thông tin. Ứng viên phải trả 25 USD (600.000 đồng) cho trường đầu tiên, 16 USD (390.000 đồng) cho mỗi trường sau đó.

Trong khi đó, ISFAA (Đơn xin hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên quốc tế) là văn bản theo định dạng PDF, có thể điền tay, hoặc trên máy tính. Để nộp, bạn gửi thẳng cho người phụ trách ban tuyển sinh qua địa chỉ email hoặc qua cổng tuyển sinh của trường. Khi gửi, bạn đừng quên đính kèm các giấy tờ tài chính đã được dịch sang tiếng Anh như giấy tờ thuế, bảng lương của ba mẹ và giấy xác nhận số dư ngân hàng.

Đơn này nộp miễn phí. Thấy trường nào đưa ra lựa chọn giữa CSS Profile và ISFAA, bạn chọn ISFAA nếu muốn tiết kiệm tiền.

Một số trường cho phép bạn dùng ISFAA như Macalester College, St. Olaf College, Tufts University... Một số trường khác thì dùng mẫu đơn riêng những cũng miễn phí như College of Wooster, Depauw University.

5. Xin miễn phí CSS Profile

Đối với những trường buộc phải nộp CSS Profile thì sao?

Một số ít trường gửi cho bạn mã xin miễn phí CSS Profile nếu bạn yêu cầu. Tuy nhiên, ứng viên phải trình bày rõ các thông tin tài chính để trường chắc chắn rằng việc đóng phí CSS Profile là một cản trở tài chính với bạn trong quá trình nộp đơn. Mỗi mã chỉ áp dụng cho một trường khác nhau, không dùng cho nhiều trường. Học sinh của tôi đã xin được mã miễn phí CSS Profile thành công ở một số trường như Dartmouth College, Smith College...

6. Xin miễn phí thi SAT/ACT

Nếu đang học trung học ở Mỹ, học sinh có thể trao đổi với cố vấn để xin miễn phí thi SAT.

Hồi học trung học, tôi cũng từng xin miễn phí SAT, nhưng cô tư vấn cho biết số suất miễn phí đã cấp cho các bạn Trung Quốc hết rồi, dù gia đình các bạn này dư dả hơn nhà tôi. Vì thế, tôi khuyên các bạn xin miễn phí càng sớm càng tốt, vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9 đầu năm học, đôi khi cần phải sớm hơn.

Nếu được chấp thuận, khi vào Common App, thí sinh hãy chọn: "I have received or am eligible to receive an ACT or SAT testing fee waiver", để tiếp tục xin giảm lệ phí nộp hồ sơ.

Nguyễn Ngọc Khương

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap