Kỳ tích của cô học trò người Đan Lai
Đó là câu chuyện của cô học trò Nguyễn La Vi Na,ữsinhdântộcthiểusốgiànhgiảithưởngtạicuộcthitoánquốctếtỷ lệ kèo ảo học sinh lớp 11, Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An. “Em có phần may mắn hơn các bạn vì vẫn còn được đi học. Một số bạn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, đường đến trường rất vất vả nên đã nghỉ học để đi làm phụ ba mẹ”, cô gái người dân tộc thiểu số Đan Lai bày tỏ.
Có lẽ vì cảm nhận rõ những sự vất vả đó nên cô học trò nhỏ nuôi ước mơ sau này trở thành giáo viên để có thể mang con chữ đến gần hơn với các bạn học sinh dân tộc thiểu số. Để hiện thực hóa giấc mơ đó, Vi Na rất chú tâm học tập và gặt hái được những thành tích nhất định.
Vi Na đã tạo nên kỳ tích khi giành được giải thưởng tại một cuộc thi toán quốc tế. Để có được thành quả đó là cả một quá trình đầy nỗ lực của cô học trò nhỏ.
Bắt đầu yêu thích và có hứng thú với môn toán từ năm học lớp 4. Khi lên lớp 5, Vi Na tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Đến những năm học THCS, giáo viên dạy toán thấy được khả năng của Vi Na trong môn học này nên đưa em vào đội tuyển học sinh giỏi huyện. “Năm học lớp 9, tham gia kỳ thi học sinh giỏi môn toán cấp huyện, dù chỉ đoạt giải khuyến khích nhưng em rất vui. Vì em chỉ học ở trường xã còn nhiều thiếu thốn nên khi so tài với các bạn ở những trường trọng điểm trong huyện mà có được kết quả như vậy là ngoài mong đợi”, Vi Na chia sẻ.
Nhờ cố gắng, nỗ lực nên sau khi vượt qua vòng chung kết quốc gia, Vi Na cùng các bạn trong đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic toán học quốc tế TIMO diễn ra tại Thái Lan và giành được huy chương bạc. “Khi ôn luyện, mục tiêu em đặt ra không quá cao. Đến khi thi xong em cảm thấy thiếu tự tin, lo lắng về bài thi của mình. Cho nên khi được gọi tên em đã vỡ òa hạnh phúc. Em chưa bao giờ nghĩ sẽ đạt được thành tích này. Đến bây giờ em vẫn chưa tin đây là sự thật”, Vi Na xúc động chia sẻ.
Vượt qua những trở ngại và tự ti
Olympic toán học quốc tế TIMO là cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh. Do đó, ngoài kiến thức toán học thì buộc phải trang bị thêm vốn từ vựng tiếng Anh. Điều này cực kỳ khó khăn với một học sinh xuất thân từ trường làng như Vi Na.
“Những năm tiểu học và THCS em chỉ học ở trường nhỏ trong xã nên việc được tiếp xúc với tiếng Anh là rất ít. Cho nên với em, tiếng Anh là một môn học rất khó. Khi em thi vào trường THPT điểm môn tiếng Anh chỉ có 5”, Vi Na kể.
Do vậy, để tham dự kỳ thi này, nữ sinh người Đan Lai không chỉ học kiến thức toán mà còn phải trau dồi cả từ vựng tiếng Anh. “Thi chung kết quốc tế tại Thái Lan có 30 câu hỏi bằng tiếng Anh và em phải giải trong vòng 120 phút. Kiến thức môn toán thì bao trùm cả 3 năm THPT nên em và các bạn phải nỗ lực rất nhiều”, Vi Na cho hay.
Vì tự ti vào khả năng của bản thân nên có lần Vi Na từng xin rút lui, không tham gia cuộc thi quốc tế nữa. “Em cảm thấy bản thân còn nhiều yếu kém nên việc ra quốc tế thi đấu sẽ rất khó. Nhưng nhờ sự động viên từ bố mẹ, thầy cô nên em cố gắng và tiếp tục ôn luyện”, Vi Na chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Thùy Linh, giáo viên dạy toán, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, chia sẻ: "Vi Na là học sinh chăm chỉ và thực sự có rất nhiều nỗ lực. Xuất phát điểm của em ấy khi vào trường chỉ ở mức khá giỏi, chưa phải là xuất sắc hay nổi trội. Vi Na học lớp A1, chuyên tự nhiên. Nhận thấy em ấy cũng thích học toán nên tôi đã động viên Vi Na tham gia kỳ thi giải toán bằng tiếng Anh. Trong suốt 8 tháng ôn luyện, Vi Na vừa học toán để có đủ kiến thức và cải thiện thêm vốn từ vựng tiếng Anh. Đây vốn là môn ngoại ngữ khó với các bạn học sinh dân tộc thiểu số. Nhưng bằng sự nỗ lực, kiên trì, Vi Na đã đạt được kết quả tốt, xứng đáng với sự cố gắng của em ấy".
Kỳ thi Olympic toán học quốc tế TIMO được tổ chức hàng năm bởi Trung tâm giáo dục vô địch Olympiad Hong Kong hợp tác cùng Tổ chức du lịch Thái Lan. Đây là sân chơi trí tuệ bổ ích dành cho học sinh yêu thích và đam mê môn toán các khối lớp từ mẫu giáo đến THPT. Thông qua cuộc thi nhằm kích thích và nuôi dưỡng niềm yêu thích toán của giới trẻ, tăng cường khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, đồng thời mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa quốc tế.