Ngày 4/10,ốcláđiệntửtinhdầutrịgiátỷđồngbịthugiữhạt dổi Công an quận Tân Bình cho biết đang làm rõ nguồn gốc số hàng lớn trên, điều tra dấu hiệu hành vi Sản xuất, buôn bán hàng giảvà dấu hiệu tội phạm khác.
Trước đó, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Tân Bình phát hiện Công ty TNHH MTV Hapian có nhiều biểu hiện nghi vấn. Sau thời gian theo dõi, ngày 29-30/9, cảnh sát đã ập vào kiểm tra hai kho hàng trên đường Trần Văn Danh, Ba Vì cùng trụ sở doanh nghiệp này.
Lực lượng chức năng phát hiện nhiều hàng hóa, thiết bị thuốc lá điện tử (VAPE), tinh dầu...
Cảnh sát thu giữ 5.600 thùng tinh dầu (dùng cho thuốc lá điện tử) thành phẩm, hơn 200 thùng thực phẩm chức năng, 2.600 vape, nhiều máy móc, thiết bị... không có hóa đơn chứng từ, giá thị trường ước tính trên 70 tỷ đồng.
Bước đầu, các nhân viên khai, khi công ty nhập tinh dầu nhập về (chai trơn, không nhãn mác) họ sẽ dán tem và đóng date... rồi bán cho các đại lý.
Thuốc lá điện tử chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại thị trường trong nước, song việc mua bán, quảng cáo đang diễn ra phổ biến, đặc biệt trên Internet.
Cuối năm ngoái, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng Việt Nam, công bố kết quả nghiên cứu năm 2022 cho thấy 3,5% học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử, so với tỷ lệ ba năm trước là 2,6%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, người hút thuốc lá điện tử dễ phơi nhiễm các chất độc gây bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp, ảnh hưởng đến phát triển trí não. Các chất độc được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử và trong khói, nên có hại cho cả người dùng và người xung quanh.
Nhật Vy