Kinh doanh thua lỗ liên tục
Nhiều doanh nghiệp thép liên tục thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Mới đây,áđiệntănglợinhuậndoanhnghiệpthépgiảmthêảnh Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán SMC) vừa thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, vật dụng, kiến trúc trên đất tại SMC Bình Dương - Khu công nghiệp Đồng An (Thuận An, tỉnh Bình Dương) với giá bán dự kiến 49 tỉ đồng. Trước đó, để duy trì hoạt động của công ty, Hội đồng quản trị doanh nghiệp thép SMC đã thống nhất thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong toàn bộ hệ thống, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh.
Trước đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2023, SMC đạt doanh thu 3.141 tỉ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Kinh doanh dưới giá vốn cộng với các chi phí khiến SMC lỗ ròng 164 tỉ đồng. Luỹ kế 9 tháng năm nay, SMC đạt doanh thu 10.574 tỉ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước và thua lỗ 549 tỉ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 58 tỉ đồng của cùng kỳ năm trước. SMC đã liên tục thua lỗ và không còn khoản lợi nhuận lũy kế và chuyển thành số âm lên 206 tỉ đồng.
Hay như "ông lớn" ngành thép là Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel- mã chứng khoán TVN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 với doanh thu thuần đạt 7.947 tỉ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ 2022. Kết quả, VNSteel báo lỗ sau thuế 172 tỉ đồng, có cải thiện hơn so với số lỗ 576 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VNSteel đạt 23.027 tỉ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Khoản lỗ trước thuế ghi nhận hơn 431 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 383 tỉ đồng.
Đồng cảnh ngộ, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (mã chứng khoán TIS) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 với doanh thu 2.414 tỉ đồng, tăng 25% so với quý 2/2023. Tuy nhiên, nhiều chi phí gia tăng khiến công ty sắt thép này vẫn báo lỗ trước thuế 57 tỉ đồng, tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý lỗ thứ 5 liên tiếp của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Tính chung 9 tháng năm nay, TIS đạt doanh thu gần 6.790 tỉ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Công ty bị lỗ trước thuế 193 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 22 tỉ đồng...
Giá điện tăng "đè" lợi nhuận ngành thép
Thị trường bất động sản, xây dựng vẫn ảm đạm khiến doanh thu công ty thép xuống thấp và kéo theo lợi nhuận lao dốc. Lãnh đạo nhiều công ty thép đều cho rằng chưa thể dự báo được khi nào sẽ bớt khó khi các vấn đề của thị trường bất động sản nói chung vẫn chưa có dấu hiệu sáng hơn. Trong bối cảnh đó thì mới đây, Bộ Công thương đã quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 1.920,37 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, tương đương tăng 4,5% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đây là lần tăng giá điện thứ hai trong năm nay.
Chi phí giá điện đối với các công ty thép là một gánh nặng và tác động này sẽ gia tăng. Cụ thể, trong báo cáo phân tích mới đây của Công ty chứng khoán MiraeAsset, trong thời gian tới, một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.
Mirae Asset ước tính, chi phí điện chiếm khoảng 9 - 10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép, mức này cũng tương đương với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất. Đối với lĩnh vực xi măng chiếm khoảng 14 - 15% trên giá vốn hàng bán, trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9 - 10% giá vốn hàng bán.
Với giả định, doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng thì khi chi phí điện tăng 4,5% sẽ làm cho giá vốn bán hàng tăng thêm. Kéo theo đó là tổng lợi nhuận trước thuế của từng ngành sụt giảm. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế ngành thép giảm 23%, ngành giấy giảm 2%, ngành xi măng giảm 21% và ngành hóa chất giảm 1%.
Báo cáo nhận định: Sự sụt giảm đáng kể của lợi nhuận khi chi phí điện tăng thêm làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.